Form Completion là bạn bài khá phổ biến trong IELTS Listening, bạn có thể gặp dạng bài này ngay ở Part 1 của đề thi. Để giải quyết tốt dạng này này bạn cần chuẩn bị cho mình những chiến thuật làm bài phù hợp. Với bài viết này Hocielts24h sẽ hướng dẫn bạn cách làm bài Form Completion IELTS Listening hiệu quả giúp chinh phục band điểm cao nhé!
I. Tổng quan về dạng bài Form Completion IELTS Listening
1. Form Completion trong IELTS Listening là gì?
Dạng bài Form Completion (hoàn thành đơn) là một trọng những dạng bài trong IELTS Listening thường gặp nhất ở Part 1 và Part 2.
Form Completion IELTS Listening được đánh giá là dễ hơn so với những dạng điền từ còn lại, một phần vì bố cục trình bày trực quan, dễ nhìn. Ngoài ra ở dạng bài này từ vựng cho sẵn cũng như từ vựng cần điền khá đơn giản và gần gũi, không quá học thuật.
Dù dạng bài yêu cầu thí sinh thu thập thông tin tương đối đơn giản nhưng điểm khó trong dạng bài này chính là thí sinh phải nghe những thông tin bị thiếu mà đề bài yêu cầu chứ không cần nghe toàn bộ bài nghe. Bên cạnh đó, những thông tin như ngày tháng hay các số dù cơ bản nhưng thường dễ gẫy nhầm lẫn và có khả năng đánh lừa thí sinh khi nghe.
2. Phân biệt các dạng điền từ trong IELTS Listening
Trong IELTS Listening có rất khá nhiều dạng bài điền từ ngoài Form Completion. Ví dụ như điền từ vào câu (Sentence Completion), điền từ vào đoạn văn tóm tắt (Summary Completion) và điền từ vào bảng (Table Completion).
Dạng Form Completion
Dạng Form Completion IELTS Listening kiểm tra khả năng nghe để điền từ bị thiếu vào chỗ trống, bao gồm cả việc xác định loại từ (danh từ, động từ hay tính từ) và chính tả.
Các thông tin cần điền thường là các thông tin quan trọng như tên, địa điểm, ngày, thời gian chi tiết và nhiều loại thông tin khác. Độ dài từ cần điền có thể là một hoặc hai từ và sẽ là những thông tin thực tế.
Table Completion
Trong khi đó, dạng Table Completion cũng thường xuất hiện ở Part 1 và Part 2 nhưng nó sẽ có nhiều cột và hàng hơn, yêu cầu thí sinh cần chú ý tiêu đề của mỗi cột, hàng là gì để điền chính xác.
Sentence Completion
Dạng Sentence Completion thí sinh sẽ sẽ là các câu hoàn chỉnh đầy đủ bao gồm chủ ngữ, động từ và tân ngữ. Ví dụ về dạng Sentence Completion:
II. Cách làm dạng bài Form Completion IELTS Listening
Giống như với chiến lược làm các bài nghe khác, với dạng bài Form Completion IELTS Listening bạn cũng sẽ tiến hành theo từng bước: Phân tích đề -> Triển khai nghe -> Kiểm tra lại bài. Cụ thể trong từng bước bạn thực hiện như sau:
1. Bước 1: Phân tích đề bài
Trước khi nghe đoạn hội thoại, thí sinh cần đọc và phân tích kỹ đề bài thi để hiểu rõ hơn yêu cầu đề, topic và ví dụ của bài thi. Đây là bước quan trọng và bắt buộc với tất cả các dạng đề trong phần IELTS Listening, không chỉ riêng dạng bài Form Completion. Sau khi phân tích đề bài bạn cần nắm được những ý sau:
1.1. Xác định yêu cầu của đề bài, số từ cần điền
Thí sinh cần đọc phần hướng dẫn trong đề Form Completion IELTS Listening bạn cần xác định xem đề có yêu cầu gì đặc biệt không. Thường sẽ là yêu cầu về giới hạn từ được điền. Phần giới hạn của số từ cho phép sẽ được ghi rõ và in đậm trong phần đầu của mỗi Part. Thường bạn sẽ gặp những dạng sau:
- ONE WORD ONLY: Chỉ điền 1 từ duy nhất
Với yêu cầu này bạn chỉ được phép được điền một từ duy nhất. Ví dụ nếu bạn điền là “a book” thì vẫn sẽ là đáp án sai mặc dù từ bạn nghe được là đúng vì đó là 2 từ.
- ONE WORD AND/OR A NUMBER: Điền một từ và/hoặc một số
Câu trả lời bạn điền có thể là một từ, một số, hoặc một từ và một số. Ví dụ March; hoặc 12th hoặc 12th March.
- NO MORE THAN TWO WORDS AND/OR A NUMBER: Điền không quá hai từ và/hoặc một số
Câu trả lời của bạn có thể là một từ, một số; một từ và một số hoặc hai từ, hai từ và một số. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng nếu như nhìn thấy yêu cầu này, thì phần lớn các câu trả lời đều là hai từ hoặc hai từ và một số. Ví dụ: 17 Lake Shore
- NO MORE THAN THREE WORDS: Điền không quá ba từ
Câu trả lời có thể là 1 từ, 2 từ hoặc 3 từ. Nhưng nếu bạn nhìn thấy chỉ dẫn này, thì phần lớn các câu trả lời đúng sẽ đều là điền ba từ. Bạn hãy lưu ý để đưa ra đáp án chính xác nhé!
1.2. Nắm rõ được ngữ cảnh bài thi
Nắm rõ nội dung và bối cảnh của đề bài sẽ giúp thí sinh nắm bắt được điểm chính khi nghe và đưa ra được câu trả lời hợp lý.
Để nắm bắt được ngữ cảnh của bài thi thí sinh cần đọc tiêu đề bài thi để xác định chủ thể trong bài nghe, định hình những từ mà mình có thể nghe và dựa vào đó đưa ra dự đoán từ cần điền.
Tiếp theo, thí sinh cần đọc lướt qua toàn bộ đề bài và xác định keyword (từ khóa) liên quan đến chủ đề, hãy gạch chân các keywords trong form, gạch chân những từ nổi bật, mang thông tin quan trọng trong câu. Đó thường là các danh từ, tính từ, động từ hay các từ chỉ sự đối lập vì thường từ khóa như thế sẽ được giữ nguyên và xuất hiện trong đoạn băng. Điều này sẽ giúp thí sinh tìm thông tin trong bài nghe và điền thông tin vào chỗ trống dễ dàng hơn
1.3. Xác định loại từ cần điền
Từ việc xác định chủ đề, keyword thí sinh sẽ xác định yêu cầu của chỗ trống nội dung cần điền và dạng từ. Việc đưa ra dự đoán sẽ giúp thí sinh tập trung hơn vào nội dung mong muốn, loại bỏ thông tin không cần thiết giúp quá trình nghe hiệu quả hơn. Bạn nên đặt ra những câu hỏi để xác định nội dung câu trả lời rõ ràng hơn:
- Đối tượng và chỗ trống hướng đến là gì? Đó là số điện thoại, ngày tháng, tên riêng?…
- Loại từ của từ đó là gì: Danh từ, động từ, tính từ, trạng từ?
2. Bước 2: Tập trung lắng nghe
Đây là lúc bạn thể hiện kỹ năng nghe của bản thân. Bạn nên nhớ đoạn băng chỉ được phát duy nhất một lần nên thí sinh cần có sự tập trung cao độ, phản xạ nhanh và điền thông tin và giấy. Trong quá trình thực hiện nghe bạn cần lưu ý những điều sau:
- Tập trung 100% vào bài nghe vì các câu trả lời có thể được nhắc đến liên tiếp nhau trong bài nói.
- Chú ý tới những từ đã được paraphrase trong bài nghe
- Kiểm tra và ghi chép lại chính xác chính tả của đáp án vì nếu sai chính tả bạn cũng sẽ mất điểm ở câu đó.
- Chú ý tới các đáp án gây nhiễu vì nó có thể là bẫy khiến thí sinh mất điểm bài nghe.
Cố gắng ghi đáp án của câu trước thật nhanh, bạn có thể viết tắt để không bị bỏ lỡ câu đằng sau. Nếu chẳng may bị bỏ lỡ thì cũng cứ bình tĩnh chuyển sang câu sau, đừng chần chừ mất thời gian ở một câu quá lâu. Tuy nhiên khi điền đáp án thì nhất định không được để trống dù câu đó bạn bị bỏ lỡ nhé.
III. Những lỗi thường gặp khi làm Form Completion IELTS Listening
1. Vấn đề 1: Không nghe kịp dạng thông tin đặc biệt
Đôi khi nhịp nói trong audio quá nhanh làm thí sinh bị bối rối và không nghe theo kịp lời người nói trong dạng bài Form Completion IELTS Listening. Ngoài ra một số thông tin đặc biệt như tên riêng, số, chữ cái có thể gây nhầm lẫn khi nó được nghe riêng một mình mà không có ngữ cảnh cụ thể. Một số lỗi nghe mà thí sinh thường gặp trong quá trình làm bài:
Từ đồng nghĩa
Trong bài thi IELTS, paraphrase dùng từ đồng nghĩa là một cách rất phổ biến. Vì vậy trong quá trình nghe, thí sinh cần phải phân biệt được đâu là từ đồng nghĩa, đâu là từ trái nghĩa để có thể lọc ra được những thông tin cần thiết.
Cách đọc số
- Nhiều thí sinh cũng bị nhầm lẫn trong cách đọc số vì nhiều từ có phát âm hơi giống nhau như 14 (founteen) và 40 (fornty).
- Cách đọc khác của số 0 khi đọc số điện thoại có tới 3 cách như zero, oh hoặc nil.
- Hoặc cách đọc các số giống nhau liên tiếp như 2 số liên tiếp giống nhau đọc là double và 3 số liên tiếp giống nhau đọc là triple.
Cách đọc chữ cái
Trong bảng chữ cái tiếng Anh cũng có một số chữ cái gây khó khăn cho thí sinh do có cách phát âm gần giống nhau, khó phân biệt nếu không nắm vững. Những cặp chữ cái dễ nhầm như P và B, A và H, G và J, B và D.
Từ nối chỉ sự đối lập
Trong dạng bài Form Completion IELTS Listening sẽ có những từ nối chỉ sự đối lập thường dùng để gây nhiễu thí sinh. Một số từ như yet, however, but,…là những từ gây nhiễu thường gặp. Khi gặp những từ này thì bạn cần cẩn thận hơn vì có thể vế đầu tiên (trước những từ này) sẽ không chính xác mà thông tin đằng sau đó mới là thông tin mà người nói muốn đề cập.
2. Vấn đề 2: Điền quá sô lượng từ quy định
Như Hocielts24h đã phân tích ở trên, trước khi làm bài nghe bạn cần dành thời gian để đọc yêu cầu đề bài tránh mắc lỗi sai liên quan đến việc điền quá số từ quy định gây mất điểm đáng tiếc.
3. Vấn đề 3: Mắc phải bẫy thông tin
Trong đoạn băng người nói có thể sẽ sử dụng những từ làm bạn phân tâm. Chúng có thể là một từ hoặc một cụm từ với mục đích làm thay đổi hoặc sửa lại phần thông tin ban đầu được đưa ra.
Những từ như ‘But’ và ‘however’ là những từ gây mất tập trung đặc biệt phổ biến, vì vậy bạn cần cẩn thận hơn nếu nghe được những từ này trong câu nhé.
4. Vấn đề 4: Lỡ mạch của bài nghe
Vì bài nghe được phát liên tục và bạn chỉ được nghe một lần và những những câu hỏi trong đề thường liên kết với nhau theo một mạch nhất định. Vì vậy, nếu không thực sự tập trung và bỏ mất một câu, thí sinh thường rất dễ bỏ luôn những câu sau đó giống như hiệu ứng Domino.
Vì vậy việc chuẩn bị trước khi nghe để có cái nhìn tổng quát về bài nghe, hình dung ra ngữ cảnh và những từ cần điền sẽ giúp bạn chủ động hơn khi nghe, tránh bỏ lỡ thông tin quan trọng. Và nên nhớ đừng mất thời gian quá lâu cho 1 câu hỏi.
Trên đây là cách làm dạng bài Form Completion IELTS Listening hiệu quả mà bạn có thể tham khảo để áp dụng vào bài làm của mình. Form Completion IELTS Listening không phải dạng bài quá khó, chỉ cần nắm được chiến thuật làm bài Hocielts24h tin rằng bạn sẽ chinh phục được dạng bài này dễ dàng.